THỰC TRẠNGVIỆC THEO DÕI CÁC DẤU HIỆU SINH TỒN
Một trong những công việc cần thiết cần được thực hiện tại các cơ sở khàm chữa bệnh ngoại trú là ghi nhận các dấu hiệu sinh tồn khi người bệnh đến khám. Đây là các chỉ số cơ bản giúp đánh giá các chức năng hô hấp, tuần hoàn nhằm cung cấp thông tin hỗ trợ chẩn đoán bệnh, phân loại bệnh ngay từ đầu và tích hợp với các thông tin về hành chánh, lưu trữ vào hệ thống nếu bệnh nhân đến khám nhiều lần. Nếu ghi nhận được những thay đổi hoặc bất thường nào của các dấu hiệu sinh tồn, tùy mức độ phải kịp thời có biện pháp xử trí thích hợp (theo dõi, chuyển cấp cứu, hoặc nhập viện...)
Các dấu hiệu sinh tồn bao gồm:
Nhiệt độ: Đo bằng nhiệt kế thủy ngân ở nách (hoặc hậu môn) hay nhiệt kế hồng ngoại ở trán.
Huyết áp: Máy đo huyết áp điện tử
Nhịp tim: Bắt mạch quay (cổ tay) và đếm trong một phút. Có thể dùng chỉ số của máy đo huyết áp điện tử (nếu có) hoặc máy pulse oxymetry.
Độ bão hòa oxy: Đo bằng máy pulse oxymetry kẹp ngón tay.
Tại các cơ sở y tế (phòng khám, phòng nhận bệnh, bệnh viện…)
Sau khi đo các dấu hiệu sinh tồn, điều dưỡng phải ghi các chỉ số này vào hồ sơ khám bệnh của người bệnh. Việc ghi nhận các dấu hiệu sinh tồn thường gặp phải các hạn chế như sau:
Phải sử dụng nhiều loại dụng cụ riêng rẽ, rời rạc.
Tốn thời gian, nếu số lượng bệnh nhân đông.
Phương pháp đo thủ công, thiếu chính xác
Người đo phải ghi chép lại các số đo sau đó, dễ nhầm lẫn.
Hệ thống ghi nhận và lưu trữ dữ liệu hạn chế
Người đo có thể không nhận ra các số đo vượt ngưỡng bình thường chung để có thể xử trí thích hợp. Đối với cá nhân:
- Nếu đo bằng các dụng cụ thông minh (Apple watch, app ĐT): Chỉ dùng theo dõi sức khỏe cho người khỏe mạnh, người tập luyện TDTT → Độ chính xác không bảo đảm.